Tìm hiểu đôi nét về tiếng nói và chữ viết Khmer | Hoc tieng Khmer Online


Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Tìm hiểu đôi nét về tiếng nói và chữ viết Khmer

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015 | tháng 1 01, 2015 | 0 nhận xét

Chữ Khmer hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ nước ta. Một số nước như Nga, Anh, Trung Quốc,... đều có phát thanh tiếng Khmer.
Trên các bia đá còn lưu lại, thì chữ Khmer có từ thập kỉ đầu sau công nguyên và dần dần được cải tiến thành chữ Khmer hoàn thiện như ngày nay.
Chữ Khmer thuộc ngữ hệ Nôm - Khmer, bộ chữ cái gồm:
I. Phụ âm: có 33 con chữ và 32 chân, được chia làm 2 giọng O và Ô
II. Nguyên âm: có 2 loại
1. Nguyên âm thường: là nguyên âm phải ráp với phụ âm mới có nghĩa. Gồm 24 con chữ, nhưng khi phát âm thì mỗi con chữ có 2 giọng âm khác nhau. Tức khi ráp vần với phụ âm có giọng O thì đọc khác, khi ráp vần với phụ âm có giọng Ô thì đọc khác.
2. Nguyên âm độc lập: là nguyên âm không cấn ráp vần với phụ âm nào cũng có nghĩa (vì ngay chính bản thân nó đã có nghĩa) gồm 13 con chữ.
III. Ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Khmer gần giống như ngữ pháp tiếng Việt Nam (chỉ trừ một vài điểm khác biệt).
Ví dụ:
- Người Việt Nam nói: Sáng nay tôi đi Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Người Khmer nói: Pô rức nís kho nhum tâu ti co rông Ho Chi Minh. Nghĩa là trật tự giống nhau, tóm lại người Việt Nam học chữ Khmer không khó lắm.
(Theo Sách tự học chữ Khmer của tác giả Ngô Chân Lý)

Đăng nhận xét


Trao đổi Đóng lại